LỊCH SỬ CHÙA HỘI KHÁNH

Thứ ba - 27/06/2023 02:26
Gồm có hai phần:
I. Lịch sử của Chùa Hội Khánh
1. Hiệu chùa
Chùa Hội Khánh nguyên là Trường Khánh Tự, do đức Tổ Đinh Công thiền sư, húy Đương Cơ, thế hệ 28 - Dòng Lâm - Tế Nghĩa - Huyến, Chí - Phái Tổ Thiên - Nhạc Bốn - Trú Thiền Sư - Người Triều Châu, theo thuyền tị nạn của các tướng tá nhà Minh, chống lại sự thống trị của quân Mãn Thanh trên đất Trung Hoa, chạy sang nam Việt Nam; ghé vào thương cảng Gò Bồi dùng trong, theo sử gọi, từ sông Gianh trở vào; thời Nam Bắc phân tranh - khoảng đời Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị (1676 - 1680). Ngài Đương Cơ lập một thiền thất hiệu là Trường Khánh, tại ấp Dĩnh Xuyên thôn Hoàng Oanh bắc, thuộc thời Tú, huyện Tuy Viễn, Phủ Quy Ninh, trấn Bình Định - theo địa danh đương thời.
LỊCH SỬ CHÙA HỘI KHÁNH
2. Vị Trí Địa Thế:
Chùa Hội Khánh nằm hướng Bắc trục lộ Bình Định Gò Bồi; cách thị trấn Bình Định khoảng 7 Km về hướng Đông. Nơi này gọi chung là vùng Nước Mặn, Chợ Nước Mặn nằm hướng Tây, Tây Bắc 700m - Khoảng một ngàn năm về trước, nơi này là những với đất bồi đua nhau nhiều mũi nhọn hướng về phía Đông, Đông Nam tiến ra Đầm Thị Nại; nên được mang tên là: (ấp Dĩnh Xuyên) và nơi này trước kia nhiều đoàn Chim Hoàng Oanh đi đi về về trú ngụ nơi tháp Bình Lâm và tháp Bánh Ít; nên được gọi: “Thôn Hoàng Oanh Bắc” có lẽ vậy (?)
 
Chùa tọa lạc trên đồi phù sa, pha chất sét mủ, nên đất không được màu mỡ lắm. Vườn Chùa mặt tiền hình chóp tháp trước thoi thỏi hẹp dần. Mặt hậu hình tam giác bẹp. Chung quanh cây tre um tùm ra vẻ Tòng Lâm ckính. Chùatuy đã cải hiệu và được tái thiết nhiều lần, nhưng vẫn tọa lạc trên một vị trí xưa nay. Tháp tôn thờ Pháp thể chư Tổ, nằm rải rác, trong vườn có, ngoài vườn có. Du khách qua lại trên trục lộ Bình Định Gò Bồi, đoạn dưới cầu Tống
 
Võ, nhìn về hướng Bắc dễ trông thấy Chùa.
 
II.- Phố Hệ Truyền Thừa:
 
1.    
Đức tổ Huý Đương Cơ, sáng lập Chùa Trường Khánh là Tiền thân của chùa Hội Khánh hiện nay (phần trên đã trình bày) . Các cụ Bô Lão và nhân dân địa phương cho biết; Theo truyền thuyết của tổ tiên: Chùa Khánh Vân ấp Văn Quang, Chùa Quang Hoa ấp Luật Bình, Chùa Thiên Trúc Ấp Bình Lâm, Chùa Hội Khánh ấp Dĩnh Xuyên có từ hồi người “Chàm” nước Lâm ấp còn ở đây. Và những chứng Tích nhìn Người có cánh, Thiên thần với, ngưu, hình người đầu Thủ 3 là những hình tượng của Thần Giáo, Nhất Thần giáo và Vô Thần Giáo - Ấn Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo. Nhưng rất tiếc không còn s liệu để tra cứu biết đích xác những Chùa này kể Cả Hội Khánh, sáng lập từ đời nào và năm nào. Căn cứ vào năm sinh và thị tịch của Tổ, ta dự đoán Chúa Trường Khánh tức là Hội Khánh sáng lập vào những năm của niên hiệu Vĩnh Trị, Từ năm 1676 đến năm 1680.
 
2. Kế Thừa Tổ Tâm nguyên Thiên sư, thế hệ 36- Dòng Lâm tế chi phái Tổ Viên Tín Năm Nhâm Ngọ (1702) niên hiệu Chính Hòa thứ 23, ngài theo thuyền buôn ghé vào cảng Gò Bồi, đến trúc tích nơi Chùa Trường Khánh truyền bá Thiền Tông, dán chúng ngưỡng mộ rất đông. Do đó Ngài trùng kiến Chùa Trường Khánh lại và được sắc tử cải hiệu là Hội Khánh Tự cho đến nay. Căn cứ vào bảng hiệu Chùa hiện còn. Ngài không rõ ngày tháng năm thị tịch.
 
3. Kế Thừa: Tổ Hồng Nhượng Thiền sư, huý Tế Ván, thế hệ 36 - Ngài dòng Lâm Tế, chi phái Thiên Thai Thiền Tông. Ngai được sắc từ ngày 19 tháng 4 năm Quý Sửu (1733) niên hiệu Vĩnh Khánh thứ năm miễn nhập sổ bộ tăng chúng tại thôn ấp - Do Tổ Bích Phong, huý Từ Giác Chùa Quang Hoa đứng nguyên đơn. Tử đệ Ngài gồm có: Ngài An Tưởng, huý Đại Quang, KS Chùa Long Triều - Ngài Huyền Cơ, huý “Đại” T.T Chùa Linh Sơn Phù Cát.
 
4. Kế Thừa: Tổ Thiền Đăng Thiền sư, huý “Đạo” thế hệ 38 - Đệ Tử tổ Huyền Cơ, huý “Đại” Chùa Linh Sơn, Phù Cát. Ngài chú Phật tượng đúc pháp khí hiện còn quả Hồng chung tại Chùa Ngài sinh năm Canh Ngọ (1750), tịch ngày 12 tháng 5 năm Tân Mùi (1811). Thọ 62 tuổi. Tháp Ngài hiện ở hướng Đông Nam chùa Hội Khánh. Tử đệ Ngài gồm có: Tánh Quang, Tánh Thạnh, trụ trì chùa Quang Hoa, Tánh Ban, trước trụ trì Quang Hoa sau về trụ trì chùa Dũng Tuyển và được sắc tứ Linh Phong tự của triều Tự Đức.
 
5. Kế thừa: Tỳ Kheo hiệu Minh Ký, huý Thông Nghị, thế hệ 39 . dòng phái Tổ Đức Sơn, tổ đình Long Khánh Quy Nhơn. Ngài sanh năm tân Mùi (1811) tịch ngày 18 tháng 11 năm Mậu Tuất (1838). Mộ ở Hướng Tây chùa ở Hội Khánh .
 
6. Kế Thừa: Tổ Chí Bảo Thiền sư, huý Chương Tôn, thế hệ 38 . Đệ tử Ngài Toàn Thể sáng lập chùa Long Tường - Ngài tu phương từ Càn tốn sang Tý Ngọ như hiện nay, tái thiết theo kiểu Đông
 
Tây đối diện, hậu tắm tiền đường, và mua mái điển thổ để lại Tam Bảo rất nhiều . Ngài sanh năm Kỷ Hợi (1779), tịch ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Dậu (1849), thọ 71 tuổi. Tháp Ngài hiện ở hướng Nam chùa Hội Khánh
 
7. Thừa Kế Ngài Quảng Thanh Thiền sư, huỷ Ấn Bình thế hệ 39 Đệ tử Tổ Chương Tôn - Theo tự tích không thấy ghi Ngài có công đức gì đặc biệt . Ngài sanh năm Bính Thìn (1796), tịch ngày 14 tháng 2 năm Tân Dậu (1801), thọ 66 tuổi . Tháp Ngài hiện ở cạnh Tây tổ Chương Tôn.
 
8. Kế Thừa: Ngài Trường Khánh Thiền sư, thế hệ 40 - Đệ tử tổ
 
Tánh Quang chùa Quang Hoa, Ngài huý Hải Miền - Ngài trùng tu lại chùa Hội Khánh vào năm Canh Ngọ (1874), thọ 93 tuổi. Tháp Ngài hiện ở hướng Đông Nam chùa Hội Khánh . Tử đệ của Ngài gồm có: Huý Thanh Quang hiệu Quảng Ấn - Huý Thanh Trí hiệu Quảng Thức trụ trì chùa Quang Hoa - Huý Thanh Nghiệp Hiệu Quảng Huệ trụ trì chùa Hội Khánh.
 
9. Kế Thừa: Ngài Quảng Huệ Thiền sư, huý Thanh Nghiệp, thế hệ 41. Ngài rất nhiều công đức như: Tái thiết tự viện, mua ruộng đất, sắm pháp khí. Tương truyền Ngài là người văn, võ song toàn, rành dịch lý, giỏi y dược . Ngài sanh năm Kỷ Hợi (1839), tịch ngày 25 tháng 9 năm Canh Tuất (1910), thọ 72 tuổi. Tháp Ngài hiện ở hướng Đông, Đông Nam chùa Hội Khánh. Tử đệ Ngài gồm có: Huý Trừng Châu, hiệu Viên Long trụ trì chùa Thiên Đức và huý Trừng Đàm, hiệu Viên Luận, trụ trì chùa Hội Khánh .
 
10. Kế Thừa: Ngài Viên Luận, huý Trừng Đàm, thế hệ 42. Theo tự tích không thấy ghi Ngài có công đức gì đặc biệt . Chỉ biết Ngài chuyên tu về Mật Tông. Ngài sanh năm Ất Hợi (1875), tịch ngày 17 tháng 10 năm Ất Mão (1915), thọ 41 tuổi . Mộ Ngài hiện ở hướng Đông chùa Hội Khánh .
 
11. Kế Thừa: Thầy huý Chơn Lãnh (thường gọi thầy Cương) . Đệ tử tại gia quy y tổ Ấn Bình có lụy trần . Thầy trụ trì chùa Hội Khánh với tư cách tri sự từ năm 1915 đến 1918 .
 
12. Kế Thừa: Đại Đức Vĩnh Thạnh, tự Cát Bảo, huý Như Tuyên, đệ tử Ngài Chơn Diệp chùa Thiên Trúc. Đại Đức trụ trì tư năm 1918 đến năm 1926, được thuyên chuyển về trụ trì chùa Thiên Hoà
 
13. Kế Thừa: Đại đức Cát Duyên, huý Thị Lộc . Đệ tử thầy Như Tuyên cầu pháp Ngài Chơn Diệp . Đại Đức có sửa sang chùa Hội Khánh . Đại Đức sanh năm Quý Tỵ (1893), tịch ngày 4 tháng 11 năm Định Đậu (1967), thọ đô tuổi, tháp Ngài ở hướng Đông
 
Kế thừa đời thứ 14 trụ trì Chùa Hội Khánh.
Hòa Thượng Giác Hoa, huý Thị Pháp, tự Từ Nghiêm, thế hệ 42 dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh. Hòa thượng là đệ tử Ngài Hoằng Thông, húy Như Huệ, khai sáng Chùa Bạch Sa Quy Nhơn - Hoà Thượng đã tái thiết chùa Hội Khánh vào năm 1982 (Nhâm Tuất) và đại trùng tu lại vào năm Bính Thìn (1974) Hòa Thượng trụ trì trong thời bom đạn khỏi lửa nhưng vẫn một lòng hy sinh vì đạo; kiên tâm bền chí vẫn giữ ngôi tam bảo Hội Khánh, được tồn tại và huy hoàng như ngày nay . Hòa Thượng tuổi già sức yếu, đáng lẽ được yên nghỉ tuổi già nhưng vẫn còn âu lo Tổ đình Sơn Long chưa có vị trụ trì thừa kế, sau khi Hoà thượng Bình Chánh viên tịch. Do đó cho nên Hoà Thượng đảm trách nhiệm vụ giám hộ tổ đình Sơn Long là nơi Hoà thượng trên bước sơ tâm xuất gia học đạo với Ngài Hoàng Ngữ húy Như Chất, là sư huynh của Ngài Hoằng Thông. Hoà Thượng sanh năm Tân Hợi (1911). Viên tịch ngày 22 tháng 10 năm Quý Mùi (2003), thọ 93 tuổi. Tháp Ngài hiện ở hướng Tây Nam cạnh Chánh Điện. Ngày  tưởng niệm húy kỵ  thường niên của Ngài được tổ chức vào ngày 21 tháng 10 âm lịch hằng năm.
 

 

 
15.  Kế Thừa: Thượng Tọa Thông Tấn, húy Đồng Thinh, thế hệ 43. Thượng Tọa sinh năm Canh Tý (1960). Đệ tử Ngài Giác Hoa. Đại Đức xuất gia năm 1966 tại chùa Phổ Quang thôn Phổ Trạch, xã Phước Thuận. Trong lúc đó Hòa Thượng Giác Hoa đang kim trụ trì chùa Phổ Quang, Năm 1980 Hoà Thượng Giác Hoa mời chư sơn môn phái tiến cử Đại Đức Đồng Thinh trụ trì chùa Hội Khánh. Tháng Giêng năm Quý Mùi Đại Đức trùng tu Đại Hùng Bảo Điện và cổng Tam Quan. Tháng 6 năm Đinh Hợi trùng tu Hậu Tổ và Đông Tây
 
CƯỚC CHÚlịc: Chùa Hội Khánh nằm trong địa bàn thương cảng Gò
 
Bồi, trước đây là đường hàng hải giao thương Trung An; nên chư Tổ trên đường hoá đạo ghé vào vùng này, vì thế nên chùa Hội Khánh và các chùa phụ cận được thiết lập từ hồi còn người Chàm? Do đó có nhiều dòng kệ trực tiếp từ Trung Quốc truyền vào.
 
Cung - Lục
 
Mùa Phật Đản 2530 - 1986 Sa môn : Thích Huyền Ấn
 
Húy Như Định
 
Phật Đản Vesak. 2552 - 2008
 
Trụ trì Thích Đồng Thinh phụ chính ấn bản
 4 
(Trích theo bia đá Phổ hệ truyền thừa được đặt tại  Chùa Hội Khánh)
 

Tác giả bài viết: BTS Giáo hội phật giáo huyện Tuy Phước

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Phật Giáo Huyện Tuy Phước
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay51
  • Tháng hiện tại7,279
  • Tổng lượt truy cập95,942
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây